Lao hạch bạch huyết ngoại vi

Posted in

1. Đại cương:
  Gọi lao hạch bạch huyết ngoại vi, vì còn có lao hạch bạch huyết nội tạng, được trình bày trong chẩn đoán nguyên nhân hạch to ở trung thất và ổ bụng.
1.1. Định nghĩa:
  Lao hạch bạch huyết ngoại vi là một bệnh viêm mạn tính ở hệ thống bạch huyết ngoại vi do trực khuẩn lao gây nên, thường gặp ở trẻ em và thanh niên.
1.2. Cơ chế bệnh sinh:
  - Lao hạch tiên phát: do vi khuẩn lao (BK) xâm nhập qua vùng họng, Amygdal lan tràn đến hạch từ một xăng sơ nhiễm ở vùng đó. Ví dụ: BK gây một ổ lao tiên phát ở Amygdal rồi từ đó đến gây viêm hạch góc hàm. Hạch này được gọi là lao hạch tiên phát.
  - Lao hạch hậu tiên phát:
 Do BK lan đến hạch từ một ổ lao có từ thời kỳ tiên phát. Lan tràn theo 3 đường: đường máu, đường bạch huyết, đường tiếp cận (ví dụ: từ lao ở đỉnh phổi, đến hạch thượng đòn). Cơ chế này bao gồm:
     + Tái hoạt động nội lai: do sự lan tràn sớm trong thời kỳ tiên phát, BK ở các hạch bạch huyết ngoại vi "nằm ngủ" nay “thức dậy" tái hoạt động, trên một thể địa suy giảm miễn dịch.
     + Tái nhiễm ngoại lai: Là sau khi lao tiên phát đã khỏi, nhưng cơ thể lại bị nhiễm BK một lần nữa. BK này tới hạch và gây lao hạch.
1.3. Giải phẫu bệnh lý:
  - Đại thể: có 3 loại chính:
     + Thể thâm nhiễm: hạch viêm không có bã đậu hoá.
     + Thể bã đậu: hoại tử bã đậu chiếm ưu thế, có thể dò ra ngoài da hoặc tạo ổ áp xe lạnh ở dưới da.
     + Thể xơ hoá: hạch xơ hoá chiếm ưu thế, các hạch rắn chắc dính với nhau, có thể vẫn có hoại tử bã đậu (thể xơ bã đậu).
  - Vi thể: tổn thương cơ bản trong lao hạch là các nang lao.
1.4. Vi khuẩn học:  Nuôi cấy mủ hạch có thể tìm được vi khuẩn lao. Ngoài ra các loại Mycobacteria không điển hình cũng gây viêm mạn tính ở hạch, hay gặp do M. scrofulaceum, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Việc nuôi cấy bằng môi trường Loewenstein có thể phân biệt được vi khuẩn lao với các Mycobacteria không điển hình.
2.Lâm sàng:
2.1. Triệu chứng toàn thân: Bệnh nhân có thể không có triệu chứng toàn thân, nhưng đa số bị sốt nhẹ về chiều, người mệt mỏi, kém ăn, gầy sút... có 36-41% lao hạch có kèm theo tổn thương lao các cơ quan khác (ví dụ: lao màng não, lao phổi, lao kê cấp). Đôi khi lao hạch phát triển sau một đợt dùng Corticoid kéo dài. Hoặc cũng có thể gặp sưng hạch lặng lẽ mà không có triệu chứng toàn thân. Cần phải khám kỹ, hỏi kỹ bệnh sử, đặc biệt chú ý tiền sử lao hạch cũ và lao phổi cũ.
2.2. Triệu chứng tại chỗ:  -Vị trí tổn thương: Hay gặp nhất là lao hạch vùng cổ (chiếm khoảng 80%), thường ở các vị trí: bờ trước và sau cơ ức đòn chũm, hạch dưới hàm và hố trên đòn. hạch vùng nách chiếm từ khoảng 10%; hạch bẹn và khuỷu chiếm 1%; lao hạch ở một bên chiếm 77%, lao hạch toàn thân gặp khoảng 10-15% (còn gọi là lao hạch toàn thể).
  - Biểu hiện lâm sàng:
 Hạch không lớn lắm đường kính khoảng một đến vài cm, chắc, di động, có thể hơi đau, đôi khi có viêm ở xung quanh hạch, thường bị một chuỗi hạch, da ở vùng hạch thường bình thường. Thể bã đậu hạch thường sưng to da màu đỏ. 
Nếu không được điều trị, hạch bị viêm nhũn ở giữa. Sau đó toàn thể hạch bị nhuyễn hoá, da bên ngoài hạch phù nề, màu đỏ, tím ở giữa, rồi vỡ mủ màu vàng. Nếu nặn ra có thể thấy chất bã đậu lổn nhổn. Bờ lỗ rò nham nhở màu tím, rỉ nước vàng liên tục và rất lâu liền. Sau một thời gian dài do điều trị hoặc không điều trị hạch có thể tự liền sẹo. Nhưng sẹo xấu xí, dúm dó, thỉnh thoảng có đợt dò mủ.
Bệnh tiến triển kéo dài, có từng đợt bột phát sưng hạch, dò mủ và đợt thuyên giảm. Các hạch dính với nhau và tổ chức xung quanh. Da bên ngoài hạch dò thường có nhiều sẹo và có thể có lỗ dò.
  - Thể không điển hình: lao hạch toàn thể: hạch nổi khắp toàn thân và nội tạng, bệnh nhân sốt cao kéo dài, gầy sút nhanh, dễ nhầm với bệnh Hodgkin và hạch sưng toàn thể trong HIV/AIDS.
   Thể giả u: hạch sưng to, rắn chắc, giống như khối u. Chẩn đoán xác định dựa vào sinh thiết hoặc chọc hạch.
2.3. Tiến triển:
  - Tiến triển từng đợt: đợt trước cách đợt sau hàng năm (từ 5-10 năm).
  - Hạch dò ra ngoài rất lâu khỏi và để lại từng chỗ sẹo dúm dó, xấu xí. Bệnh chỉ ổn định khi dò ra hết chất hoại tử bã đậu hoặc xơ hoá và vôi hoá.
  - Nếu được điều trị tốt, bệnh nhân có thể khỏi sớm, ngăn chặn được di chứng.
3. Chẩn đoán:3.1. Chẩn đoán xác định: dựa vào đặc điểm lâm sàng và một số xét nghiệm sau:
3.1.1. Phản ứng Mantoux:  Tuberculin OT hoặc PPD rất có giá trị gợi ý chẩn đoán khi phản ứng Mantoux khi mới chuyển sang (+) tính, hoặc (+) tính mạnh (từ 15mm trở nên). Trong lao hạch phản ứng Mantoux thường (+) tính mạnh (chiếm 85% số bệnh nhân) còn trong viêm hạch do Mycobacteria không điển hình thì phản ứng Mantoux thường chỉ (+) tính yếu.
3.1.2. Sinh thiết hạch:  Là xét nghiệm có ý nghĩa quyết định chẩn đoán. Phải tìm được nang lao với các tế bào viêm đặc hiệu và hoại tử bã đậu trung tâm.
3.1.3. Cấy BK:
  Từ dịch hút được ở trong hạch hoăc mủ hạch cấy môi trường Loewenstein. Đây cũng là tiêu chuẩn để quyết định chẩn đoán.
3.1.4. Chọc hạch làm hạch đồ:
  Đôi khi tìm thấy tế bào viêm đặc hiệu, có tác dụng gợi ý chẩn đoán. Khi tế bào học thấy được đủ các thành phần của nang lao thì kết luận lao hạch. Khi chỉ thấy tế bào bán liên và Lympho bào, thì kết luận: lao không điển hình. Khi chỉ thấy có Lympho bào, thì kết luận: viêm hạch mạn tính.
3.1.5. X quang:
  - Chụp phổi: đôi khi có ý nghĩa chẩn đoán nếu có hạch sưng, kèm theo có tổn thương lao phổi.
  - Chụp bạch mạch: trong trường hợp chưa phân biệt được giữa một khối u không phải hạch với lao hạch thể giả u.
3.2. Chẩn đoán phân biệt
3.2.1. Viêm hạch cấp hoặc mạn tính do vi khuẩn hoặc vi rút. Hạch sưng, nóng, đỏ, đau, điều trị kháng sinh nhanh ổn định.
 3.2.2. Bệnh Hodgkin và NonHodgkin. Dựa vào xét nghiệm huyết - tuỷ đồ và sinh thiết hạch.
 3.2.3. Hạch di căn ung thư. Dựa vào sinh thiết hạch và biểu hiện lâm sàng của ung thư nguyên phát.
 3.2.4. Phân biệt với các u lành tính:
  U mỡ, u xơ, u thần kinh, u nang bạch huyết, u tuyến giáp, kén bẩm sinh, viêm tuyến nước bọt mang tai... Tiêm chủng BCG sống có thể gây viêm hạch có mủ ở nách. Và cũng cần chú ý rằng lao hạch cũng có thể phối hợp với một bệnh ác tính khác: (Ví dụ: lao hạch với ung thư phổi, lao hạch với Hodgkin, hiện nay hay gặp lao hạch ở người có HIV/AIDS).
4. Điều trị:
4.1. Nội khoa:
4.1.1. Phác đồ chống lao ngắn hạn:  2SHRZ / 6HE.
4.1.2. Điều trị tại chỗ:  - Lao hạch thể bã đậu khi chưa vỡ mủ, có thế dùng kim chọc hút mủ (kim đi từ vùng da lành vào, để tránh dò) sau đó bơm thuốc:
     + Streptomycin 1/2g.
     + INH 0,1 x 1ống.
Khi lao hạch vỡ mủ, cần nặn mủ hàng ngày và đắp gạc có Rimifon và Streptomycin tại chỗ.
4.2. Điều trị ngoại khoa:
  - Mổ lấy toàn bộ hạch. Những hạch dò mủ hoặc áp xe lạnh, đáp ứng với điều trị chậm, có chỉ định lấy toàn bộ hạch địa phương rồi tiếp tục điều trị lao, cần điều trị lao từ trước khi phẫu thuật để tránh lan tràn.
  - Hoặc mổ nạo sạch mủ bã đậu và đắp kháng sinh chống lao.
Đọc tiếp →

Bệnh Tularemia gây viêm hạch nguy hiểm

Posted in

Tularemia là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn francisella tularensis gây ra. Nguồn bệnh là nhiều loài động vật có vú và được truyền sang người bằng lây truyền trực tiếp hoặc do các loài côn trùng cắn. Bệnh gây sốt, viêm hạch và tổn thương nhiều cơ quan như: mắt, phổi, đường tiêu hoá.
Đến nay, bệnh được phát hiện ở nhiều nước Bắc Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, châu Phi, Liên Xô (cũ), ở Việt Nam đã có nhiều thông báo về các vụ dịch chuột, dịch sốt sưng hạch...
Bệnh lây truyền như thế nào?
Francisella tularensis là trực khuẩn đường ruột, ở nhiệt độ 40oC, vi khuẩn sống trong nước và đất ẩm trên 4 tháng; 10oC trên 9 tháng; trong sữa, vi khuẩn sống trên 3 tháng; ở xác động vật chết, vi khuẩn sống được 6 tháng... Nhưng vi khuẩn dễ bị  diệt bởi  các chất thức khử khuẩn như lyzol, cloramin, crezol...
Các loài động vật chuột, thỏ, chó, bò, cừu, chim... mang mầm bệnh và thải vi khuẩn ra nước, đất tạo ra ổ bệnh thiên nhiên. Bệnh lây truyền giữa các động vật với nhau là do ve vỏ cứng và các loại sâu bọ hút máu gây ra. Người mắc bệnh do tiếp xúc trực tiếp ô nhiễm vi khuẩn qua đường da, kể cả da không sây sát, niêm mạc (mắt, hô hấp, tiêu hoá), qua thức ăn, nước uống; qua vết đốt của côn trùng; qua vết cắn của động vật bị bệnh như mèo, chó, lợn... không thấy lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành hoặc qua đồ vật. Sau khi mắc bệnh, bệnh nhân có  miễn dịch lâu bền.

Các yếu tố trong dây chuyền lây nhiễm bệnh Tularemia.
Các thể bệnh thường gặp
Bao gồm nhiều thể: thể hạch, hạch loét, hạch mắt, hạch họng, thể bụng hay thể ruột, thể phổi (viêm phế quản, viêm phổi), thể lan tràn hay thể nhiễm khuẩn huyết tiên phát. Tùy thể mà có biểu hiện lâm sàng khác nhau:
  • Thể hạch, do nhiễm khuẩn qua da. Xuất hiện viêm hạch tại nơi vi khuẩn xâm nhập. Vào ngày thứ 2 - 3, hạch sẽ sưng và rất đau, hạch to lên nhanh, từ nhỏ bằng ngón tay cho tới to bằng quả trứng. Nhiều trường hợp sau 1 - 4 tháng, hạch trở về bình thường. Nhưng cũng có khi sau 3 - 4 tháng, hạch sẽ hoá mủ, mềm ra và cuối cùng vỡ mủ. Mủ tương đối đặc, màu trắng sữa, không có mùi, xét nghiệm mủ có thể thấy vi khuẩn. Hạch vỡ liền sẹo rất chậm và để lại sẹo cứng, đôi khi để lại cục xơ. Có thể có một hạch hoặc nhiều hạch, thường thấy nhất là nách, bẹn, đùi. Nếu nhiễm bệnh qua đường ăn uống thì thấy hạch cổ và dưới hàm. Trường hợp nhiễm khuẩn huyết thì xuất hiện hạch ở nhiều nơi, nhưng hạch này thường không to, ít đau và không thành mủ. Cùng với hạch sưng, bệnh nhân có sốt cao, tình trạng nhiễm độc toàn thân rõ.
  • Thể hạch loét phát sinh khi vi khuẩn qua nơi da sây sát, qua vết đốt của ve, muỗi, ruồi trâu... Tại vết đốt, sau 1 - 2 ngày tạo thành nốt dát, rồi phỏng nước, mụn mủ và tạo thành nốt loét giống như miệng núi lửa, ít đau, bờ vết loét gồ cao lên và cứng, mặt vết loét phủ một màng sẫm màu, xung quanh trắng. Có thể viêm hạch quanh vết loét.
  • Thể hạch mắt xuất hiện khi vi khuẩn qua niêm mạc mắt, gây viêm kết mạc nặng,  gây nốt phỏng và loét niêm mạc, từ đó thoát ra dịch, mủ màu vàng đặc. Nốt loét rộng khoảng 0,25cm. Các hạch dưới hàm, hạch mang tai, hạch cổ sưng to và đau. Tình trạng toàn thân nặng, nếu tổn thương cả 2 mắt thì thường nặng và tử vong vào ngày thứ 6 - 8 của bệnh.
  • Thể hạch họng, do vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng, bệnh nhân thấy đau họng, khó nuốt, họng đỏ, hạch amydal sưng to, phù nề, trên mặt có phủ màng trắng đục, hoại tử, màng này khó bóc ra giống như màng giả của bệnh bạch hầu, nhưng có điểm khác là không phát triển quá giới hạn của amydal, hay gặp tổn thương một bên. Nếu bệnh nhân có sưng cả hạch dưới hàm, hạch cổ, hạch mang tai, hạch thường hoá mủ và tiến triển kéo dài.
  • Thể hạch bụng, do vi khuẩn xâm nhập vào cùng thức ăn, gây sưng các hạch mạc treo, kích thích màng bụng gây các cơn đau bụng nặng, buồn nôn và nôn nhiều, chán ăn.
  • Thể phổi tiên phát, do vi khuẩn xâm nhập qua đường hô hấp, gây viêm phổi, viêm phế quản. Viêm phế quản, bệnh nhân có triệu chứng giống cúm như đau ngực, ho khan... Trường hợp viêm phổi: thường diễn biến kéo dài trên 2 tháng, khám phổi thấy ran khô, nhiều ran ẩm nhỏ hạt. Bệnh dễ biến chứng giãn phế quản, áp-xe phổi, viêm màng phổi, hoại thư phổi và tạo nên các hang.
  • Thể viêm phổi thứ phát, là biến chứng của bất kỳ thể nào, khi vi khuẩn theo đường máu tới phổi hoặc theo đường bạch huyết tới các hạch khí phế quản và từ đó vào nhu mô phổi dẫn tới viêm phổi ổ nhỏ hoặc là viêm phế quản.
  • Thể nhiễm khuẩn huyết, gặp ở bệnh nhân có thể  lực yếu. Thường không thấy tổn thương tại chỗ. Bệnh khởi phát đột ngột với các triệu chứng sốt 39 - 40oC, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ, gan, lách to ngay từ ngày đầu của bệnh. Tiếng tim mờ, huyết áp giảm, mạch yếu, tốc độ máu lắng tăng. Bạch cầu tăng. Sốt kéo dài khoảng 3 tuần. Đa số bệnh nhân xuất hiện hồng ban dầy và đối xứng ở tay, chân, kiểu "bít tất" ở chân và tay, mặt, cổ, ngực, ban hết sau 8 - 12 ngày. Thể này hay biến chứng viêm phổi, viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim...
Bệnh cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh: dịch hạch, bệnh than,  lao hạch, cúm, thương hàn, nhờ xét nghiệm vi khuẩn và các triệu chứng đặc hiệu của mỗi bệnh.
Chữa trị và phòng bệnh
Các thuốc kháng sinh có hiệu quả tốt chữa bệnh là: streptomycin, gentamycin, cephalosporin thế hệ 3, rifampycin. Điều trị triệu chứng truyền dịch, giải độc. Hạch vỡ thì rửa sạch và thay băng. Nhỏ mắt bằng dung dịch kháng sinh, nếu nặng có thể dùng hydrocortison.
Phòng bệnh bằng các phương pháp: tiêm vaccin, vệ sinh môi trường, diệt chuột, diệt ve và các loại côn trùng hút máu khác, bảo vệ nguồn nước, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
ThS. Trần Minh Thanh

Đọc tiếp →

Khi cơ thể có hạch lớn

Posted in

Hạch là một tổ chức lympho, nằm ở nhiều nơi như vùng cổ, trên xương đòn, nách và bẹn, bình thường không sờ thấy. Khi phải hoạt động mạnh để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật, hạch sưng to.
Hạch là một tổ chức liên võng nội mô, có chức năng sản sinh ra dòng bạch cầu lympho và sản xuất kháng thể để chống lại tác nhân gây bệnh. Khi hạch hoạt động mạnh thì sưng to, hay gặp trong các bệnh liên quan đến hệ liên võng nội mạc, bệnh tạo huyết, các bệnh nhiễm khuẩn và bệnh ung thư.
Hạch có thể bằng hạt ngô, hạt lạc, có khi to bằng quả trứng, quả xoài, đau hoặc không đau, rất dễ phát hiện. Có 4 yếu tố quan trọng để giúp chẩn đoán hạch to là: Tuổi bệnh nhân, đặc điểm của hạch bạch tuyết, vị trí hạch, các biểu hiện lâm sàng và toàn thân phối hợp với hạch to.
Hạch to ở vùng cổ, vùng thượng đòn
Lao hạch: Hạch nhỏ, nhiều, xuất hiện dần dần, không đau, xếp thành chuỗi dọc theo hai bên cơ ức đòn chũm, dưới xương hàm. Hạch to nhỏ không đều, cái mềm, cái chắc, lúc đầu di động dễ, lâu dần hạch dính vào nhau, có khi rò ra chất bã đậu, bờ vết rò nham nhở, màu tím, để lâu thành sẹo xấu, dân gian gọi là “tràng nhạc”. Kèm theo có khi sốt về chiều, người gầy, sút cân, xanh xao. Có những tổn thương lao ở nơi khác như phổi, màng phổi, màng bụng.
Hạch Hodgkin: Do Hodgkin tìm ra năm 1832, gặp ở nam giới nhiều hơn nữ, hạch to ở hố thượng đòn trái, rồi lan lên cổ, ít lâu có thể có hạch ở hai bên, nhưng bên trái vẫn to hơn. Dần dần có hạch ở nách (65%), trung thất (70%). Đặc điểm của hạch là rắn, không đau, không dính vào da, không dính vào nhau, không hóa mủ. Thường kèm theo lách to, cứng như đá (65%), ngứa (70%). Bệnh nhân sốt từng đợt, mỗi lần sốt thì hạch to thêm hoặc xuất hiện một hạch khác.
Hạch to xuất hiện ở bẹn
Bệnh Nicolas Favre: Do nhiễm Chlamydia, xuất hiện thành chùm hạch to nhiều hoặc ít, phát triển sâu vào hố chậu. Hạch đau và mềm, có thể rò ra thành nhiều lỗ như kiểu gương sen.
Bệnh hạ cam: Do nhiễm khuẩn đường sinh dục. Hạch bẹn nhiều khi ở một bên, một hạch to, nóng, đau, mõm, tiến triển thành mủ. Tìm thấy trực khuẩn Ducrey trong mủ của hạch.
Bệnh giang mai: Giai đoạn đầu, hạch nổi to ở bẹn, là chỗ xâm nhập của xoắn khuẩn Treponema pallidum. Thường bẹn có 4-5 hạch nhỏ, hơi rắn, di động dễ. Sang giai đoạn hai, hạch có thể mọc mọi nơi trong cơ thể.
Hạch to vị trí không xác định
Viêm hạch: Hạch nhỏ đơn độc hoặc từng chùm, ở bất kỳ vị trí nào: cổ, nách, bẹn. Đau âm ỉ, đau tăng khi sờ nắn, nóng, di động dưới da và tổ chức sâu, có sốt. Hạch viêm nặng có thể vỡ mủ đặc, xanh hoặc vàng. Xét nghiệm máu: Bạch cầu đa nhân trung tính tăng.
Viêm nhiễm gây sưng hạch ở vùng lân cận: Thường thấy hạch to ở những vùng có hạch bạch huyết chi phối. Khi bị viêm nhiễm, các hạch này sẽ sưng lên như viêm họng, viêm amidan, viêm ở vùng răng, hàm, mặt, gây sưng hạch ở dưới hàm, nhọt ở vùng đùi có hạch ở bẹn. Zona ngực có hạch ở nách. Hạch ở đây có đặc tính của một viêm nhiễm: sưng, nóng, đỏ, đau, mật độ chắc, di động được. Có khi hạch tiến triển thành mủ, vỡ ra ngoài.
Ung thư hạch (Lymphosarcome): Còn gọi là bệnh Kundrat (1893), gặp ở người trên 45 tuổi. Nhiều hạch to ở cổ, thượng đòn, nách và hạch mạc treo. Hạch thường dính với nhau thành khối lớn, xuất hiện và phát triển nhanh. Ấn đau, mật độ rắn, dính vào tổ chức dưới da và tổ chức sâu, nên không di động được. Bệnh nhân suy sụp toàn thân, tiến triển nhanh 1-2 năm. Lách to trung bình, làm xét nghiệm sinh thiết thấy tế bào ung thư.
Ung thư di căn: Tính chất của hạch giống như trên. Ung thư từ một cơ quan khác di căn vào hệ thống hạch bạch huyết. Thường ung thư vú di căn vào hạch nách, ung thư xương, dạ dày, phế quản, vòm họng di căn hạch thượng đòn, ung thư tử cung, tinh hoàn di căn hạch bẹn.
Hạch to do cơ địa: Thấy ở một số người gầy yếu, sức khỏe toàn thân kém. Thường hạch ở bẹn, cổ. Hạch nhỏ dễ di động, không đau, mật độ chắc. Không điều trị, sau một thời gian hạch sẽ hết khi sức khỏe cơ thể hồi phục bình thường.
Hạch to do các bệnh về máu
Bệnh bạch cầu cấp: Hạch to, mềm, di động, xuất hiện hầu hết ở các vùng có hạch (cổ, nách, hố thượng đòn, bẹn), hạch chỉ là triệu chứng phụ. Dấu hiệu nổi bật là hội chứng thiếu máu phát triển nhanh, hội chứng chảy máu dưới da, sốt rất cao, lách to nhanh. Có tổn thương loét niêm mạc miệng và họng. Làm huyết đồ thấy giảm dòng hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu tăng rất nhiều...
Bệnh bạch cầu mạn thể lympho: Hạch nhiều, đa số hạch bé, phát triển nhanh. Chỉ trong vòng vài ba tháng là các hạch ở cổ, nách, bẹn to, mềm, di động được. Lách chỉ hơi to, làm huyết đồ và tủy đồ, hồng cầu và tiểu cầu giảm, dòng lympho tăng nhiều.
Hạch to do các bệnh toàn thân
Bệnh dịch hạch (thể nổi hạch): Trước đây có những đại dịch mà năm 1894 Yersin đã tìm thấy vi khuẩn Pasteurella pestis. Ngày nay rất ít gặp loại dịch này. Nguồn bệnh từ loài chuột đồng. Bọ chuột là động vật trung gian truyền bệnh.
Trước khi nổi hạch, bệnh nhân thường có khó chịu như nhức đầu, chóng mặt, đau tứ chi, buồn nôn và gai sốt. Hạch nổi ở bất kỳ nơi nào, phần nhiều hạch ở bẹn, nách, cổ, cơ ức đòn chũm. Hạch hình tròn hay hình quả xoài, hạch dính vào da xung quanh, nắn rất đau. Sau độ một tuần thì đỡ đau, mềm và vỡ mủ. Trong mủ có thể thấy vi khuẩn Pasteurella pestis, tình trạng toàn thể rất nặng. Cơ thể suy nhược, ủ rũ, bơ phờ. Sốt cao 39-40oC. Khi hạch vỡ mủ thì hạ sốt.
Bệnh phát ban: Như Rubella, sốt xuất huyết, sau khi sốt thì nổi ban hay xuất huyết. Sau ba ngày thì hết ban. Hạch to bằng đốt ngón tay, hay nhỏ hơn, mềm, không hóa mủ, đau khi sờ nắn.
Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm virus: Nhiều hạch, to bằng hạt lạc đến quả táo, xuất hiện ở toàn thân. Hạch chắc, nhẵn, sờ đau, di động dễ dàng, không hóa mủ. Toàn thân có sốt cao, mạch nhanh, mắt đỏ. Có viêm hoặc loét họng, lách to.
Bệnh BBS (Besnier-Boeck-Schaumann, hay bệnh Sarcoidose): Là bệnh của các tổ chức liên kết. Hạch toàn thân rất rắn, không đau, tiến triển chậm, hầu như không khỏi. Sinh thiết hạch thấy tế bào đặc hiệu. Tổn thương các phủ tạng như: phổi xơ, đưa đến tâm phế mạn tính; tâm viêm mạn, urê tăng, protein niệu, đái ra máu; cơ tim bị xơ, loạn nhịp.
Bệnh mèo cào: Do móng mèo, do gai các cây có mủ (xương rồng), do chấn thương nhỏ đưa virus vào. Sau 15 ngày bị cào, bệnh nhân sốt thì xuất hiện hạch toàn thân, nhưng nhiều nhất là ở khu vực bị cào. Hạch nhỏ không đau, xét nghiệm bạch cầu hạ, dòng tế bào Monocyte và Lympho tăng. Hai, ba tuần sau sẽ khỏi.
Hạch do phản ứng thuốc: Như Hydralazin, Allopurinol…
Khi thấy nghi ngờ hoặc chắc chắn mình có hạch to, nên đến bác sĩ sẽ có những lời khuyên cụ thể và cách xử trí thích hợp.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
_________________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

Đọc tiếp →

Viêm hạch cổ là gì?

Posted in

Viêm hạch cổ là gì?
  Viêm hạch cổ là một tình trạng nhiễm trùng của các hạch lympho ở vùng cổ. Các hạch lympho này là một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể trẻ, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các vật lạ. Cũng như các bộ phận khác trong cơ thể, các hạch này cũng có thể bị vi khuẩn tấn công và tạo ra bệnh viêm hạch cổ. Trẻ bị bệnh có thể xuất hiện một khối sưng, cứng, đau ở vùng cổ và đôi khi có kèm theo sốt.
  Hầu hết các viêm hạch đều có thể chữa khỏi bằng kháng sinh đường uống, một số ít trường hợp năng hơn thì cần được rạch để dẫn lưu.
   Viêm hạch cổ có thể là hậu quả của nhiễm khuẩn ở các vùng lân cận như ở mũi, amidan, ổ răng, vòm họng vì vi khuẩn có thể xâm lấn sang hạch lympho và gây viêm nhiễm.


   Điều trị và chăm sóc như thế nào?
  Kháng sinh đường uống có thể dùng để điều trị bệnh nhiễm vi khuẩn. Trẻ cần uống kháng sinh theo toa bác sĩ chỉ định và tiếp tục uống cho đủ liều ngay cả khi triệu chứng bệnh có giảm bớt hoặc hết triệu chứng.
   Nếu trẻ có sốt hoặc sưng đau nhiều ngay vị trí hạch viêm, có thể cho trẻ dùng thuốc giảm đau hạ sốt Acetaminophen, với liều 10 – 15 mg cho mỗi kilogram cân nặng
   Nên cho trẻ uống càng nhiều nước càng tốt.
   Quan sát kích thước hạch. Ba mẹ có thể dùng bút vẽ lại đường kính của hạch và so sánh với những lần sau xem hạch có tăng kích thước hay không.
   Tái khám theo hẹn của bác sĩ điều trị.

   Khi nào cần thăm khám ngay?
  Trẻ cần được đưa đi khám ngay khi có một trong những dấu hiệu sau:
      - Sốt cao trên 390C
      - Trẻ khó nuốt chất lỏng hoặc khó thở
      - Hạch vẫn tăng kích thước sau 48 giờ được điều trị kháng sinh
      - Hạch bị mềm ở trung tâm
Đúng là cũng đáng lo phải không nào? Nhưng nếu đã nắm vững những điều cần biết về viêm hạch cổ thì chúng ta sẽ biết cách phòng tránh. 
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
_________________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

Đọc tiếp →

Bệnh lao hạch

Posted in

Xét nghiệm phát hiện lao hạch ở Hà Nội.
Bệnh thường gặp ở vùng cổ, xuất hiện nhiều ở trẻ em. Các hạch viêm thông thường (do thương tổn răng, miệng, mũi... ) là nơi vi khuẩn lao dễ dàng xâm nhập, khu trú và dẫn đến lao hạch.
Đường xâm nhập của trực khuẩn lao có thể do nhiễm khuẩn lao toàn cơ thể (như trong lao phổi), gây viêm hạch nhiều chỗ. Trực khuẩn lao có thể xâm nhập trực tiếp vào đường bạch huyết qua thương tổn lao ở niêm mạc miệng, hoặc từ một tổn thương thông thường do sang chấn, nhiễm khuẩn. Trực khuẩn lao qua niêm mạc miệng đi vào đường bạch huyết (lao hạch tiên phát), có khi xâm nhập hệ thống bạch huyết qua niêm mạc miệng mà không để lại dấu vết gì.

Biểu hiện của bệnh
- Thể viêm hạch thông thường: Không viêm quanh hạch, thường ở vùng dưới hàm hay cạnh cổ có một hay nhiều hạch sưng to, cứng, không đau, di động dưới da. Có thể hạch chỉ dừng ở giai đoạn này hay chuyển sang giai đoạn viêm quanh hạch.
- Thể viêm hạch và viêm quanh hạch: Các hạch sưng to và tụ lại thành một khối, nhiều cục dính vào sâu và vào da do viêm quanh hạch. Lúc đầu hạch cứng, không đau, sau mềm và chuyển sáng. Da trở nên loét, rò chảy mủ màu xanh nhạt, không dính, trong mủ có bã đậu lổn nhổn. Lỗ rò có bờ tím, bong ra, có thể bội nhiễm gây viêm hạch lan tỏa. Sau khi khối tổ chức hạch đã bị loại trừ hết, lỗ rò khó để lại những sẹo lồi, sùi trắng hoặc những dây chằng xơ. Trong quá trình viêm hạch lao, nói chung sức khỏe bình thường trừ trường hợp bị bội nhiễm hay kèm theo tổn thương lao phổi, xương...
- Thể khối u: Là viêm hạch lao phì đại. Thể này ít gặp, khối u thường ở cổ, ít được chú ý, thấy một hay vài hạch nổi to, sau dính thành một khối không đau, di động, sờ chắc và không có viêm quanh hạch. Khối u to dần, có thể bằng quả cam, chiếm gần hết vùng bên cổ. Các hạch khác (dưới hàm, mang tai...) cũng bị phì đại. U ở một bên nhưng có khi cả hai bên làm cho cổ như bạnh ra.

Về điều trị, cần chú ý chăm sóc sức khỏe, nhất là đối với trẻ em, tránh để viêm hạch mạn tính tạo điều kiện cho trực khuẩn lao xâm nhập. Cần vệ sinh răng miệng, nhổ hoặc chữa răng sâu. Khi đã được chẩn đoán xác định là lao hạch, cần tuân thủ điều trị theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa lao, phối hợp với nâng đỡ thể trạng bằng chế độ ăn uống tốt, nghỉ ngơi hợp lý.
Có thể cắt bỏ hạch đối với trường hợp u lympho lao hạch, lao không thành mủ, khu trú, di động. Lao hạch ở trẻ em thường khỏi nếu được điều trị toàn thân, lý liệu pháp, giữ vệ sinh. Không nên cắt bỏ hạch sớm ở trẻ em vì hạch có vai trò bảo vệ chống sự xâm nhập của trực khuẩn lao.
Ở giai đoạn hạch áp xe lạnh sắp vỡ mủ, có thể hút mủ ra, dùng thuốc kháng sinh và tiếp tục dùng rimifon vài tháng dù không còn biểu hiện bệnh.
BS Võ Thu Nga, Sức Khỏe & Đời Sống
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
_________________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

Đọc tiếp →

Viêm hạch vùng cổ, mặt

Posted in

Ở trẻ 4-12 tuổi, tổ chức bạch huyết phát triển mạnh và rất nhạy cảm với các yếu tố nhiễm khuẩn (viêm lợi, amiđan...). Vì vậy, trẻ hay bị viêm hạch vùng cổ, vùng dưới hàm với nhiều hạch nhỏ hoặc to. Cha mẹ không nên quá quan tâm đến việc điều trị những hạch này vì chúng sẽ hết dần khi trẻ lớn và khỏe lên.
Vùng cổ và mặt có lưới hạch bạch huyết phong phú. Các nhóm hạch này có thể bị nhiễm khuẩn, nhất là nhóm dưới hàm, mang tai, bên cổ, má. Viêm hạch chiếm gần một nửa trong tổng số ca viêm nhiễm quanh xương hàm.
Nguyên nhân gây viêm hạch cổ, mặt cấp tính thường là tổn thương vùng răng miệng (viêm quanh răng, quanh cuống răng, lợi, niêm mạc miệng, biến chứng sau nhổ răng), do tổn thương ở da (loét da, nhọt ở da) hoặc do viêm amiđan, viêm họng. Viêm hạch cấp thường gặp ở trẻ em. Vùng hay bị viêm là dưới hàm và bên cổ vì hầu hết các đường bạch huyết vùng đầu cổ đều dẫn tới đó.
Trong chứng viêm hạch dưới hàm, người bệnh thấy đau ở vùng dưới hàm, nổi một hoặc vài cục hạch sưng, cứng ở mặt trong xương hàm dưới, lăn dưới tay. Da bình thường, sức khỏe ít bị ảnh hưởng, sốt nhẹ. Nếu cơ thể chống đỡ tốt và được điều trị tốt, triệu chứng trên chỉ kéo dài vài ngày, người bệnh bớt đau trong và ngoài miệng, hạch trở lại bình thường. Có trường hợp tiến triển sang quá trình làm mủ và viêm quanh hạch trong vài ngày sau với biểu hiện: đau tăng, vùng hạch viêm lan rộng, giới hạn không rõ. Viêm lan quá vùng dưới hàm; cử động miệng bị hạn chế, đau dữ dội, nhất là về đêm. Bệnh nhân mất ngủ, mệt mỏi, mạch nhanh, sốt cao 39 độ C. Da trở nên đỏ bóng, nóng. Dần dần, vùng dưới hàm nề cứng, sau đó mềm dần và hình thành ổ mủ.

Viêm hạch lan tỏa dọc bên cổ thường do chứng nhiễm khuẩn răng khôn hàm dưới hay viêm họng gây ra. Biểu hiện ban đầu là nổi một hay vài hạch nhỏ bên cổ, giới hạn rõ, di động; sau đó là sưng nề, cứng dọc cơ ức đòn chũm, giới hạn không rõ, ấn vùng sưng rất đau. Cổ vẹo về bên bệnh, đau khi cử động cổ, nuốt, nói khó. Bệnh nhân sốt cao, mệt mỏi, vật vã.

Chứng viêm hạch mủ bắt đầu bằng một cục u, sau đó sưng, có thể có mủ, giữa vùng sưng có thể ấn lõm. Trong phần mềm của má sờ thấy một dải cứng đi đến nơi gây thương tổn.

Nguyên nhân gây viêm hạch mang tai là nhiễm khuẩn răng miệng hoặc viêm tai, da, nhiễm virus. Hạch cứng, di động, sau đó viêm quanh hạch.

Chứng viêm hạch trong mang tai (giả viêm tuyến mang tai) có biểu hiện: sưng vùng tuyến mang tai, đau tự phát và khi sờ thấy giới hạn không rõ ràng, nước bọt tiết bình thường. Ở giai đoạn làm mủ, mủ lan tỏa ra cả vùng tuyến mang tai làm thành áp xe vùng mang tai.
Viêm hạch cổ, mặt mạn tính thường xảy ra sau những đợt viêm hạch tái phát nhiều lần nhưng cũng có trường hợp tiến triển mạn tính ngay từ đầu (hạch lao, giang mai, ung thư). Biểu hiện: hạch nổi to, di động, chắc, da bình thường, không đau, nhiều tổ chức xơ. Hạch tồn tại nhiều năm hoặc có những lúc viêm cấp, sau đó lại khỏi.
Về điều trị, cần chống viêm toàn thân và tại chỗ, nâng cao thể trạng đối với trường hợp viêm hạch cấp. Nếu có mủ, phải rạch dẫn lưu mủ phối hợp với kháng sinh.
BS Võ Thị Nga, Sức Khỏe & Đời Sống
Đọc tiếp →